Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chủ động phòng, trừ sâu bệnh hại lùa Hè thu

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Hiện nay, nông dân trong toàn tỉnh đang tích cực chăm sóc lúa vụ hè-thu. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đã xuất hiện tình trạng sâu bệnh gây hại. Ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực thăm đồng, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ diện tích lúa Hè Thu

 Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV), vụ hè-thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 15.297/16.000ha lúa. Hiện cây lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, lúa trà đầu giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà chính vụ bắt đầu đẻ nhánh, trà muộn 2-3 lá.

So với các vụ sản xuất trước, vụ hè-thu 2021 chịu ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đặc biệt, nhiều diện tích lúa gieo sạ sớm đang bị một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, nguy cơ lây lan ra diện rộng là không tránh khỏi.
Ông Tưởng Chí Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Quảng Trạch cho biết, toàn huyện đã gieo cấy hơn 3.400ha lúa vụ hè-thu. Lúa trà đầu đang giai đoạn đẻ nhánh, trà chính vụ giai đoạn 3-4 lá, trà muộn 1-2 lá, sinh trưởng phát triển bình thường. Thời gian gần đây, điều kiện thời tiết nắng nóng, có mưa rào rải rác thuận lợi cho bọ trĩ, ốc bươu vàng phát sinh gây hại. Diện tích nhiễm bọ trĩ trên toàn huyện là 27ha, tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 10-15%, tập trung chủ yếu ở các xã: Quảng Phương, Quảng Hưng, Liên Trường, Quảng Lưu, Quảng Xuân, Quảng Thanh, Quảng Tùng… Diện tích lúa nhiễm ốc bươu vàng là 22ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2. Tập trung chủ yếu ở các xã: Quảng Lưu, Quảng Xuân, Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Phú…Ngoài ra, ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện cũng đã xuất hiện các diện tích lúa bị chuột phá hoại, tỷ lệ phổ biến 2-3%, nơi cao 5-7%.

Dự báo thời gian tới, bọ trĩ, ốc bươu vàng có khả năng sẽ phát sinh gây hại trên diện rộng nếu không chủ động phòng trừ kịp thời. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bọ trĩ, ốc bươu vàng gây ra, Trung tâm DVNN huyện đề nghị các địa phương khẩn trương thông báo, hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và triển khai phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại.

Bà Dương Thị Thanh, thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch) cho biết: “Vụ hè-thu năm nay, gia đình tôi làm 3 mảnh ruộng với diện tích hơn 10.000m2. Hiện tại, cây lúa sinh trưởng tốt nhưng có hiện tượng xuất hiện bọ trĩ và ốc bươu vàng. Ngay khi có thông báo của địa phương, tôi thường xuyên thăm đồng và làm theo hướng dẫn phòng trừ, không để sâu bệnh lây lan ra diện rộng”.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Quảng Ninh đang chủ động bám ruộng, bám đồng, triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa. Thời điểm hiện tại, gần 300ha lúa hè-thu trên địa bàn huyện đã xuất hiện ốc bươu vàng, rầy lưng trắng, sâu keo...

Để bảo vệ cây trồng, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân bám sát đồng ruộng, theo dõi tình hình các loại sâu bệnh trên cơ sở khuyến cáo của các phòng, ban chuyên môn để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ông Trần Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Quảng Ninh cho hay, ngay sau khi xuất hiện sâu bệnh, Trung tâm DVNN huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, nắm bắt mức độ gây hại, xác định rõ mật độ của sâu, bệnh để hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời. Trung tâm cũng đẩy mạnh tuyên truyền, đôn đốc bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả; đồng thời, khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học để phun trừ sâu bệnh.

Thống kê từ Chi cục TT-BVTV, toàn tỉnh có 338ha nhiễm ốc bưu vàng (Quảng Ninh 230ha, TP. Đồng Hới 32ha, Quảng Trạch 22ha…), 65ha nhiễm sâu cuốn lá (Lệ Thủy 58ha, TX. Ba Đồn 7ha), 108ha bị chuột phá hoại (Lệ Thủy 35ha, Bố Trạch 25ha, Quảng Trạch 13ha…). Ngoài ra, còn có 82ha nhiễm sâu keo, 27ha nhiễm bọ trĩ, 22ha nhiễm rầy lưng trắng…

Chi cục TT-BVTV khuyến cáo các địa phương và bà con nông dân cần tập trung kiểm tra, thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại lúa hè-thu. Mặt khác, để sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả, tùy theo hiện trạng của từng ruộng lúa mà nông dân lựa chọn loại thuốc cỏ phù hợp, liều lượng và cách sử dụng đúng như hướng dẫn trên nhãn thuốc. Các ngành, địa phương cần thường xuyên cập nhật thông tin dự báo sinh vật hại lúa từ cơ quan chuyên môn để chủ động hướng dẫn cơ sở và nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả tại những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao, không để xảy ra dịch trên diện rộng.
Các địa phương cần tập trung làm tốt công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV, tránh hiện tượng sử dụng thuốc không đặc hiệu, kém chất lượng, vừa gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân, vừa ảnh hưởng đến kết quả phòng trừ. Đồng thời, cần hướng dẫn, chỉ đạo bà con sử dụng thuốc hợp lý, không tự ý phun phòng mà chỉ phun khi mật độ sâu đã cao theo đúng khuyến cáo.

Để đạt hiệu quả phòng trừ cao mà không gây lãng phí thuốc, ảnh hưởng môi trường, bà con cần nghiêm túc thực hiện việc phun thuốc theo đúng hướng dẫn, hạn chế việc lạm dụng, phun thuốc bừa bãi khi chưa đến ngưỡng phải phun trừ.

Đối với diện tích nhiễm bọ trĩ, người dân cần sử dụng thuốc Bassa 50EC, Karate 2.5EC... để phun trừ. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những lúc trời mưa để đạt hiệu quả cao. Đối với diện tích nhiễm ốc bươu vàng, khi mật độ ốc cao, ốc có kích thước nhỏ, để hạn chế triệt để ốc bươu vàng gây hại cần phải sử dụng các loại thuốc trừ ốc, như: Vdcsnail new 750WP, Molluska 700WP, Map passion 10GR (thuốc rải)…

Cán bộ Trung tâm DVNN huyện Quảng Trạch hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa Hè thu



Phòng Thông tin – Tuyên truyền

 

 

Các tin khác