Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Quyết tâm dập tắt ổ dịch tả lợn Châu Phi - Phù Hóa

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Từ năm 2019 đến nay, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch đã liên tiếp có các ổ dịch tả lợn Châu Phi. Với việc xảy ra dịch liên tục trong nhiều năm, Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh đã làm việc với UBND xã nhằm tìm ra hướng khắc phục, dập tắt triển để dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã.

 Từ số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh, riêng xã Phù Hóa, năm 2019 dịch đã xảy ra ở 3 hộ/ 2 thôn/ 01 đợt tiêu hủy 5 con lợn; năm 2020 xảy ra 01 hộ/01 đợt tiêu hủy 3 con lợn. Riêng năm 2021, địa bàn xã xảy ra 4 đợt dịch; lần 1 từ 28/1-23/3 với 8 hộ/2 thôn tiêu hủy 62 con lợn; lần 2 từ 19/4-17/5 ở 4 hộ/3 thôn tiêu hủy 9 con lợn; lần 3 từ 06/7-12/8 ở 9 hộ/4 thôn tiêu hủy 32 con; lần 4 từ ngày 2/11 đến nay 01 hộ/thôn tiêu hủy 2 con lợn.
Ông Trần Công Tám, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh cho biết: xã Phù Hóa là địa bàn có số lần tái dịch dịch tả lợn Châu Phi cao nhất trên toàn tỉnh, liên lục trong 3 năm từ 2019-2021 và có khả năng cao tái dịch trở lại. Mặc dù UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng như Chi cục đã rất quan tâm, cử cán bộ thú y về tận địa phương để nắm tình hình, hỗ trợ phòng chống dịch, hỗ trợ hóa chất, máy nổ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại nhưng dịch bệnh vẫn tái diễn.
Theo Ông Trần Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Phù Hóa, dịch tả lợn Châu Phi tái diễn nhiều lần có nhiều nguyên nhân, xã có địa hình thấp, dọc sông Gianh nên hay xảy ra ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, ý thức của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường chuồng trại chưa cao; đội ngũ cán bộ thú y xã không có, việc quản lý các lò mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã còn khá sơ sài…
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã có: đàn lợn 653 con (200 hộ); 19.842 con gia cầm; 382 con trâu bò. Tuy nhiên, chỉ có đàn trâu, bò đăng ký tiêm vắc xin Lở mồm long móng và Tụ huyến trùng (300 liều, 72%), còn các loại vắc xin trên gia cầm, lợn các hộ dân trong xã không đăng ký tiêm. Điều đó thấy được công tác tiêm phòng chưa được các hộ chăn nuôi trên địa bàn quan tâm.
Mặt khác, trên địa bàn xã có 1 chợ, 5 hộ giết mổ nhỏ lẻ (3 hộ giết mổ bán tại chợ xã Quảng Liên), song việc làm rõ nguồn gốc cung cấp lợn cho các lò mổ nhỏ lẻ trên lại không được kiểm chứng, công tác quản lý giết mổ không nằm trong quản lý của xã, xã lại không có cán bộ thú y đầy đủ chuyên môn để kiểm tra, kiểm soát nguồn thịt lợn vào ra trong xã.
Ông Phạm Tất Cường, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch: Từ đầu năm, trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xảy trên địa bàn các xã. UBND huyện đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh, các ban, ngành, địa phương lên các phương án chống dịch đến nay dịch viên da nổi cục trên địa bàn huyện đã được khống chế, các xã dãc công bố hết dịch. Riêng dịch tả lợn Châu Phi hiện có 3 xã chưa qua 21 ngày (Quảng Trường, Phù Hóa, Quảng Xuân). Nguyên nhân là do hệ thống thú y cấp xã không có nên rất khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý, xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Hiện, Phòng Nông nghiệp và PTNT đang tham mưu huyện cấp thêm kinh phí mua hóa chất để phun tiêu độc, khử trùng cho các địa phương.
Để chấm dứt dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Phù Hóa, theo ông Trần Công Tám – Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có vắc xin do đó UBND xã Phù Hóa cần tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên các loa phát thanh của từng thôn nhằm nâng cao ý thức của người dân; cần lập các biên bản cam kết đối với các hộ giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn, các hộ giết mổ cần chấp hành đúng các quy định về giết mổ động vật, đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn gốc nhập động vật cần minh bạch, động vật, thịt động vật có nguồn gốc rõ ràng, không bị mắc bệnh...
Tuy nhiên, muốn dập tắt ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Phù Hóa thì ngoài sự đồng lòng, quyết tâm từ UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi - Thú y, UBND huyện cần có sự vào cuộc quyết liệt từ UBND xã Phù Hóa, sự chung sức, chung lòng, ý thức cao của người dân trong xã.
Trước mắt, Chi cục Chăn nuôi – Thú y đã cử cán bộ chuyên trách bám sát địa bàn xã để kịp thời hỗ trợ khi có dịch xảy ra. Trong tháng 11, Chi cục sẽ tổ chức tại xã một số lớp tập huấn cho các hộ nông dân, cán bộ xã hiểu rõ hơn việc phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi; hỗ trợ hóa chất, nhân lực để phun tiêu độc khử trùng, xử lý môi trường tại 200 hộ chăn nuôi lợn trong xã. Chi cục cũng sẽ phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện kiểm tra, rà soát lại các xã lân cận nhằm hạn chế nguồn lây từ bên ngoài vào… Với một quyết tâm là sẽ sớm dập tắt ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Phù Hóa.

Cán bộ Thú y của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Trạch lấy mẫu bệnh phẩm trên lợn tại xã Phù Hóa


Xã Phù Hóa tiếp nhận hóa chất phun tiêu độc khử trùng của Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh hỗ trợ

 


Thùy Trang

 

Các tin khác