Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

An toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, vấn đề cần quan tâm

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng đang là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm; nhất là khi môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi đều gia tăng tình trạng ô nhiễm từ các nguồn chất thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải từ ao nuôi thủy sản.

 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mất VSATTP sản phẩm thuỷ sản là trong quá trình nuôi, một số cơ sở nuôi cố tình sử dụng chất kích thích sinh sản, sinh trưởng trong quá trình sản xuất giống hay nuôi thương phẩm; bên cạnh đó, một số cơ sở nuôi cố tình sử dụng thức ăn bị nấm mốc có chứa độc tố, sử dụng tạp chất, hoá chất cấm để tăng lợi nhuận, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người như mắc bệnh ung thư, ngộ độc... có thể dẫn đến tử vong.
Trong tình hình hiện nay, chất lượng một số mặt hàng thuỷ sản cần phải được kiểm soát nghiêm túc để giảm tối đa những yếu kém còn tồn tại trong công tác đảm bảo chất lượng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thuỷ sản. Theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thuỷ sản cần phải tuân thủ những quy định sau: thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải bảo đảm: không có Salmonella, nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố aflatoxin B1; không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho việc phòng, trị bệnh cá, xử lý, cải tạo ao nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa. Liều lượng và số lần sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Không sử dụng thuốc, thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường đã hết hạn sử dụng.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ nguời quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.

Lê Minh Tứ - Chi cục Thủy sản

Các tin khác