Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức hội nghị đánh giá chuyển đổi trên đất lúa, mô hình khuyến nông khuyến ngư, lựa chọn mô hình có hiệu quả để nhân rộng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Sáng ngày 15/10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị đánh giá chuyển đổi trên đất lúa, mô hình khuyến nông khuyến ngư, lựa chọn mô hình có hiệu quả để nhân rộng. Đồng chí Phan Văn Khoa, TUV, Giám Đốc Sở chủ trì hội nghị, tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND của huyện và một số đơn vị có liên quan…

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo kết quả chuyển đổi trên đất lúa giai đoạn 2013-2015. Nhìn chung, các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đưa lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa, khai thác tốt ưu thế của đối tượng chuyển đổi trên các chân đất không thuận lợi cho sản xuất lúa nhờ đó nhiều vùng đất kém hiệu quả đã chuyển đổi liên tục nhiều vụ sản xuất. Để có kết quả đó là nhờ các chủ trương, chính sách về chuyển đổi đúng đắn, được sự hưởng ứng của các cấp ủy, chính quyền nhất là người dân. Bên cạnh nguồn kinh phí của tỉnh, nhiều địa phương quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí để người dân chuyển đổi cây trồng có giá trị như Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch.

Toàn cảnh hội nghị


Năm 2016, kế hoạch toàn tỉnh sẽ chuyển đổi 2.468ha (chưa tính diện tích phải chuyển đổi do thiếu nước sản xuất do hạn). Trong đó: cây trồng cạn 777ha  với 165ha ngô, 227ha đậu đỗ, 80ha dưa hấu...; 1.944ha lúa cá (Lệ Thủy: 1060ha; Quảng Ninh 660ha; Đồng Hới 129,6ha; Bố Trạch 75ha; Quảng Trạch: 19ha). Đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ chuyển đổi đất lúa là 2.370ha (chưa kể lúa cá).
Đặc biệt, từ năm 2011-2015, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các sở, địa phương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều mô hình được đánh giá có hiệu quả và nhanh chóng nhân rộng vào sản xuất. Như mô hình thâm canh lúa cải tiến, được thực hiện từ năm 2012, mô hình đã giúp người nông dân tiết kiệm 40-60% lượng giống, 15-20% phân đạm, 25-30% nước tưới, 1-2 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng hiệu quả kinh tế 16-30% so với sản xuất thông thường. Một số mô hình, đề tài khoa học, nghiên cứu thử nghiệm về giống vật nuôi cũng đạt được hiệu quả cao như các giống lúa SNV1, SV46, SV181, BTE-1, QB01; các giống nghô DK9901, DK414 nhanh chống trở thành giống chủ lực…
Trên cơ sở báo cáo về kết quả chuyển đổi trên đất lúa và tổng hợp các mô hình sản xuất có hiệu quả, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để đề xuất UBND tỉnh có những chính sách nhân rộng trong thời gian tới như: giống gà thả vườn quy mô trang trại; giống cá chim vây vàng, cá lăng chấm, các tiện bộ khoa học kỹ thuật mới như chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, sản xuất lúa theo SRI, phân bón lá Latofol, hỗ trợ vật tư cho công tác TTNT bò…
 

Thùy Trang