Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nghành Nông nghiệp và PTNT: Chủ động các giải pháp triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2021-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Vụ Đông xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 29.500ha lúa, 4.000 ha ngô, 4.300 ha lạc… Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh, ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đang tập trung chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm một vụ mùa thắng lợi toàn diện.

 Nhận định trước những khó khăn từ đầu khi màthời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt mưa rét đầu vụ và dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biễn khó lường gây ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng dịch vụ, vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ nông sản, công tác chỉ đạo điều hành và sản xuất của người dân...ngay từ đầu vụ, ngành Nông nghiệp và PTNT đã chủ động xây dựng kế hoạch với các chỉ tiêu cơ bản như: diện tích cây lúa 29.500 ha, năng suất 58 tạ/ha, sản l­ượng 171.100 tấn.Cây ngô 4.000 ha, năng suất 54 tạ/ha, sản l­ượng 21.600 tấn.Cây lạc diện tích 4.300 ha, năng suất 24 tạ/ha, sản l­ượng 10.320 tấn. Cây khoai lang diện tích cả năm 3.800 ha, năng suất 74 tạ/ha, sản l­ượng 28.120 tấn. Cây khoai khácdiện tích cả năm 900 ha, năng suất 77 tạ/ha, sản l­ượng 6.930 tấn. Rau các loạidiện tích cả năm 6.200 ha, năng suất 108 tạ/ha, sản lượng 66.960 tấn.Cây sắndiện tích cả năm 6.500 ha, năng suất 188 tạ/ha, sản l­ượng 122.200 tấn.

Để đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra, ngành Nông nghiệp và PTNT đã đề ra nhiều giải pháp. Theo đó, việc triển khai gieo trồng đúng cơ cấu giống, thời vụ là giải pháp căn cơ có ý nghĩa quyết định.Tiếp tục sử dụng các giống lúa trung, ngắn ngày có năng suất, chất lượng, thích nghi với điều kiện sinh thái, phù hợp với thị trường, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận. Đối với cây lúa, mỗi địa phương chỉ nên cơ cấu từ 2-3 giống lúa chủ lực. Khuyến khích sử dụng các giống trung và ngắn ngày trong đó cơ cấu giống lúa chất lượng chiếm khoảng 65-70% diện tích. Tiếp tục cơ cấu các giống có năng suất và chất lượng, có thời gian sinh trưởng ngắn như: P6, PC6, ST 24, ST 25…và giống mới có triển vọng như: LTh31, QC03, QS447, Phong Nha 99, ADI 28…. vào sản xuất thay dần các giống thoái hóa trong thời gian tới. Sử dụng giống ngô lai năng suất cao, thích ứng rộng như: NK6410, NK6101, PAC339, CP511… ngô nếp HN88, Tố Nữ … ngô sinh khối (lấy thân lá làm thức ăn xanh cho gia súc) …Tranh thủ gieo trồng rau màu khi có đất và điều kiện thời tiết thuận lợi. Thực hiện đa dạng hóa chủng loại sản phẩm rau nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, đẩy mạnh áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ… phát triển sản xuất rau công nghệ cao trong nhà màng.
Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn, gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, tiềm năng lợi thế của tỉnh về nguồn nhân lực, các điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu…trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân.
Làm tốt công tác bảo vệ thực vật. Chủ động xây dựng phương án phòng trừ các loại dịch hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt chú ý các đối tượng chuột, rầy, bệnh đạo ôn...để các địa phương chủ động trong công tác phòng trừ.Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh và lây lan của các loại dịch hại, thông báo, hướng dẫn để nông dân có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ an toàn cho sản xuất.Triển khai thực hiện phương án tưới, tiêu hợp lý, quán triệt phương châm tưới tiết kiệm, chủ động áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn. Tận dụng các nguồn nước mưa, nước kênh mương… để gieo trồng, tưới đầu vụ nhằm tiết kiệm nước dành cho sản xuất vụ Hè thu.
Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, mở rộng diện tích thâm canh lúa, sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sản xuất lúa theo phương pháp SRI, quản lý dịch hại tổng hợp IPM…Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt. Tăng cường các hoạt động dịch vụ cơ giới hóa, tập trung vào các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Đối với cây lúa tập trung phát triển mạnh hình thức cơ giới hóa đồng bộ, phát triển các hệ thống sấy, chế biến và bảo quản sau thu hoạch…
 
Đại Chung

Các tin khác