Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong vụ Đông – xuân

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Theo thông tin của Cục Thú y, trong 8 tháng đầu năm 2020, cả nước có 66 ổ dịch bệnh Cúm gia cầm tại 23 tỉnh, thành với số gia cầm tiêu hủy là 198.371 con; 1.008 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 44 tỉnh, thành với số lợn buộc tiêu hủy là 43.150 con, trọng lượng khoảng 342.000 tấn ; 138 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại 18 tỉnh, thành với số gia súc mắc bệnh là 5.114 con, số chết và tiêu hủy là 122 con. Riêng tại tỉnh ta, trong 2 tháng đầu năm 2020 xảy ra 8 ổ dịch tại 5 xã thuộc 4 huyện (Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa) làm 46 con lợn mắc bệnh, tiêu hủy với trọng lượng 3.000 kg.

 Thời gian vừa qua, việc thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nội tỉnh không thực hiện; chốt kiểm soát dịch bệnh động vật trên quốc lộ 1A đã tạm thời ngừng hoạt động, do đó việc kiểm tra, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật lưu thông từ huyện này sang huyện khác, từ các tỉnh khác đi qua và vào địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhu cầu tăng đàn, tái đàn tăng cao nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây nhiễm vào địa bàn tỉnh ta là rất lớn.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo một số biện pháp sau:
- Gia cố, sửa chữa chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý đối với vật nuôi.
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vật nuôi theo các đợt tiêm phòng đại trà ở địa phương hoặc theo quy trình chăn nuôi của cơ sở.
- Tăng cường các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi, khuyến cáo phun tiêu độc khử trùng sau khi đã thực hiện một số biện pháp cơ giới như quét dọn, cọ, rửa....
- Đối với các cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện việc tăng đàn, tái đàn lợn tại cơ sở hoặc vùng đã xảy ra dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên từng bước nuôi tái đàn với số lượng 10% tổng đàn có thể nuôi tại cơ sở, sau khi nuôi 21 ngày nếu lợn không có biểu hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính thì có thể nuôi đạt 100% quy mô cơ sở.
- Theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tại cơ sở, chủ động khai báo với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương khi phát hiện gia súc, gia cầm có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm hoặc chết không rõ nguyên nhân; tránh tình trạng bán chạy, vứt xác động vật ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh

.
Chi cục Chăn nuôi – Thú y

Các tin khác