Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Ngành Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực nông nghiệp thì phải áp dụng công nghệ cao trong từng khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh.

 Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của ngành. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai thực hiện các nội dung theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành, công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và hỗ trợ phát triển sản xuất. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Về nhận thức số: Đã tổ chức quán triệt, triển khai: Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021 của Bộ NNPTNT; Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 456/KH-SNN ngày 14/3/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT; khuyến khích cán bộ công chức, người lao động thực hiện các sáng kiến kinh nghiệm về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với Đài truyền hình Quảng Bình, báo Quảng Bình đưa tin, bài viết về chuyển đổi số, về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, tạp chí chuyên ngành.
Về nhân lực số: Ngành Nông nghiệp quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý, sự nghiệp, nghiên cứu khoa học và chuyển đổi số.Tham gia đầy đủ các buổi hội nghị tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số, kỹ năng công nghệ thông tin do các Bộ, ngành liên quan tổ chức. Triển khai lồng ghép các nội dung về chuyển đổi số trong các chương trình, hội nghị, tập huấn, đào tạo chuyên ngành. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức; các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất tham giá các khóa học online, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu theo nghiệp vụ chuyên môn cũng như từng lĩnh vực sản xuất.
Về chính quyền số: Đã chú trọng các hoạt động của cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT như: Tăng cường cung cấp thông tin; đặc biệt đã tích hợp 02 chuyên mục lên Cổng Thông tin điện tử đó là: Chuyên mục “Chuyền đổi số” lên trang thông tin điện tử của ngành: Cung cấp dữ liệu về các quy định, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động, các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số của tỉnh và lĩnh vực nông nghiệp và PTNT nói riêng; Chuyên mục “Sản phẩm OCOP”: Cung cấp dữ liệu về các sản phẩm OCOP của tỉnh: thông tin về đơn vị sản xuất, quy mô, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đóng gói, hình ảnh sản phẩm…
Sử dụng có hiệu quả Hệ thống Quản lý văn bản điều hành trong ngành: Thực hiện chuẩn hóa tất cả các quy trình thủ tục hành chính nội bộ, điện tử; duy trì, triển khai có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về việc việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến độ 4, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo cập nhật kịp thời; công tác cải cách hành chính của Sở tiếp tục được triển khai đồng bộ trên 6 nội dung, trong đó trọng tâm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, triển khai văn bản điện tử, dịch vụ hành chính công, cơ chế một cửa...
Về kinh tế số: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành bước đầu thực hiện có hiệu quả. Trên lĩnh vực Thủy sản hiện đang ứng dụng 03 phần mềm chuyên ngành: Phần mềm dữ liệuVNFI SHBASE; Phần mềm giám sát tàu cá; Phần mềm quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Lĩnh vực Lâm nghiệp: phần mềm theo dõi diễn biến rừng (tích hợp luôn dữ liệu bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và bản đồ vùng trọng điểm cháy). Phối hợp với Cục Chăn nuôi thử nghiệm phần mềm Quản lý chăn nuôi. Lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai: ứng dụng phần mềm Google Earth kết hợp bản đồ nền Map Info để quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, đê, kè; hệ thống đo mưa tự động Vrain để dự báo lượng mưa, nhiệt độ. Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số. Lũy kế đến tháng 6/2022 có 94 sản phẩm (100% sản phẩm OCOP) đã đăng tải thông tin trên Hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP (http://ocop.quangbinh.gov.vn).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để hoàn thiện Chính quyền điện tử và phát triển Chính quyền số của tỉnh cũng như ngành Nông nghiệp vẫn còn những tồn tại hạn chế, như: Hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin, hạ tầng mạng internet, truyền thông cũ, lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng cho yêu cầu chuyển đổi số, dẫn đến khó khăn trong kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được cao; nhiều doanh nghiệp của tỉnh còn chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới; quy mô kinh tế số còn nhỏ; một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức chưa thay đổi lề lối, chưa có thói quen làm việc trên môi trường mạng; nội dung chuyển đổi số là nội dung mới, cán bộ được phân công chủ trì kiêm nhiệm nhiều công việc...
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2022
Tiếp tục bám sát nội dung tại Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 456/KH-SNN ngày 14/3/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện một số nội dung như sau: Rà soát các TTHC theo hướng đơn giản hóa; tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 4 theo quy định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện TTHC. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Nâng cao chất lượng hoạt động cổng thông tin điện tử: Tăng cường cung cấp tin bài về các hoạt động của đơn vị, công bố các thông tin lãnh đạo, chỉ đạo; tăng lượt truy cập vào cổng thông tin điện tử.
Tổ chức tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số cho thành viên Ban chỉ đạo CĐS Sở Nông nghiệp và PTNT, tổ giúp việc Ban chỉ đạo CĐS sở Nông nghiệp và PTNT; tập huấn mở rộng cho toàn thể cán bộ công chức người lao động trong ngành. Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm quản lý dữ liệu ngành nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành phù hợp với nhu cầu thực tiễn địa phương.
Phối hợp với Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản; đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu của tỉnh tham gia giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sàn thương mại điện tử.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Xây dựng chuyên mục, tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên các trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số.
 
                                                                                                                        Thanh Nga
                                                                                                Phòng KHCNMT và HTQT

Các tin khác