Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo vụ Hè thu năm 2021 thắng lợi

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Vụ Hè Thu 2021, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 16.000 ha cây lúa, năng suất 46 tạ/ha, sản lượng 73.600 tấn; lúa tái sinh 6.000 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 15.000 tấn; 800 ha cây ngô, năng suất 36 tạ/ha, sản lượng 2.880 tấn và 500 ha cây lạc, năng suất 17 tạ/ha, sản lượng 850 tấn.

 Để đảm bảo gieo cấy lúa hè-thu bắt đầu từ ngày 20/5-05/6 và thu hoạch trước 30/8, các địa phương đã cụ thể hóa, thực hiện đúng kế hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là trên đất lúa kém hiệu quả; vận động người sản xuất đẩy mạnh sản xuất lúa ở những diện tích đảm bảo nước tưới, tích cực chuyển đổi trên diện tích đất lúa không đảm bảo nước tưới sang các cây trồng ngắn ngày khác, kiên quyết không để ruộng hoang. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát để xây dựng phương án chống hạn, tích nước, sử dụng nước của các hồ chứa hợp lý, xây dựng kế hoạch tưới tiết kiệm nước, đảm bảo cân đối đủ nước cho sản xuất và thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp đối với những vùng không cân đối đủ nguồn nước tưới khi xảy ra hạn hán; tập trung lực lượng lao động tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương, đê bao, các cống cửa lấy nước của hệ thống thủy lợi, nạo vét các kênh dẫn, kênh trên đê để dự trữ nước khi có mưa; theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng, thủy văn để thực hiện phương án điều tiết nước phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả các hồ chứa nước trong mùa mưa bão đồng thời tích nước hợp lý phục vụ sản xuất. Đặc biệt, các trạm bơm nước trực tiếp từ các sông có nguy cơ nhiễm mặn như Văn Hóa, Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa), Quảng Lộc, Quảng Tân (thị xã Ba Đồn)… thường xuyên kiểm tra độ mặn nguồn nước tưới trước khi bơm nước vào ruộng; tranh thủ vận hành các trạm bơm vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí điện năng.

Mặt khác, toàn tỉnh tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên thị trường để định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo nhu cầu, hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá”; việc gieo trồng cây chuyển đổi phải được triển khai ngay sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, ở những nơi có điều kiện, cần tận dụng triệt để nguồn nước tưới vào các thời kỳ quan trọng của cây trồng, kết hợp sử dụng các vật liệu che phủ gốc để giữ ẩm. Sử dụng các cây trồng có khả năng chịu hạn, ngắn ngày, chú trọng phát triển các loại cây trồng sản xuất có hợp đồng liên kết để tránh tình trạng sản xuất dư thừa, gây thiệt hại cho người sản xuất; tiếp tục chăm sóc tốt diện tích lúa-cá đã thả nuôi để thu hoạch trước mùa mưa lũ. Các ngành, địa phương cũng tổ chức kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng để tham mưu biện pháp chỉ đạo phòng chống kịp thời; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo nhất là các đối tượng sâu bệnh thường xuất hiện trong vụ Hè Thu như bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá, chuột...; chuẩn bị phân bón đầy đủ theo yêu cầu quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến SRI, IPM, sản xuất nông sản an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...
Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp căn cứ định hướng cơ cấu giống cây trồng, thời vụ sản xuất của tỉnh đã chuẩn bị đủ giống tốt, số lượng, chất lượng và chủng loại vật tư nông nghiệp với giá phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất; thường xuyên kiểm tra mạng lưới các cửa hàng, đại lý, tránh tình trạng kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng cấm sử dụng và nhập lậu gây ảnh hưởng đến sản xuất… huy động, lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để thực hiện hỗ trợ sản xuất, nhất là sản xuất lúa vụ hè-thu, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hỗ trợ nông dân hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa…
Đại Chung

Các tin khác