Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Một số giải pháp phòng, chống hạn vụ Hè Thu

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn Quảng Bình, năm 2018, nắng nóng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Từ tháng 7-9/2018 tổng lượng mưa tại Quảng Bình có khả năng xấp xỉ TBNN, đạt khoảng 80-120% so với TBNN. Dự báo vụ Hè thu năm nay vẫn xảy ra nắng nóng ở mức trung bình, cường độ và mức độ ít gay gắt hơn năm 2017.

 Hiện nay, mực nước dung tích các hồ chứa nước lớn tương đối dồi dào: Hồ An Mã (+21,83/22.0), Rào Đá (+24,93/29.7), Phú Vinh (+19.50/22.0), Thác Chuối (+50,72/57.8), Vực Nồi (+11,88/13.2), Sông Thai (+19,38/20.3), Vực Tròn (+16,10/18.0), Tiên Lang (+29.85/35.0). Những ngày gần đây, nhất là từ cuối tháng 5 đến nay, xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi lên đến 38–39 độ. Nếu tình trạng tiếp tục xảy ra nắng nóng như vừa qua với thời gian kéo dài thì tình trạng hạn cục bộ xảy ra là khó tránh khỏi. Đặc biệt là các hồ chứa nước có lưu vực, dung tích nhỏ thì nguy cơ khô kiệt là rất cao.
Từ những bài học kinh nghiệm quý báu về công tác phòng chống hạn hán cho thấy, việc phòng chống hạn ngay từ khi bước vào vụ sản xuất vẫn là giải pháp mang lại hiệu quả nhất, hạn chế rủi co cao nhất đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời quán triệt các cấp chính quyền, địa phương không được chủ quan, chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn hán, như: quản lý chặt chẽ nguồn nước các hồ, đập, không để xảy ra tình trạng thất thoát qua các cửa cống không có sự kiểm soát, lãng phí nước trong quá trình vận hành tưới; áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Hè thu theo các hình thức tưới luân phiên, xa tưới trước, gần tưới sau, tưới theo phương pháp cải tiến SRI và phương pháp nông - lộ - phơi để giảm mức tưới trên mặt ruộng.
Đối với vùng ruộng thâm canh bố trí giống lúa chủ lực chất lượng cao; vùng ruộng cao bố trí giống lúa có khả năng chịu hạn như KD18, DV108… Còn những diện tích cuối các hệ thống hoặc cao độ cao nhưng hệ thống có khả năng thiếu nước, khó tưới xem xét chuyển đổi sang trồng màu hoặc cây có khả năng chịu hạn để giảm thiểu rủi ro cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó cần sửa chữa, khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng, nạo vét, sửa chữa, nâng cấp các tuyến kênh tưới sự cố sau mùa lũ 2017 để đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất vụ sản xuất vụ Hè thu. Xây dựng các phương án phòng chống hạn hán để ứng phó kịp thời khi xảy ra hạn hán, trong đó ưu tiên nước cân đối nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, vật nuôi sau đó mới đến cấp nước tưới cho sản xuất; đồng thời xây dựng các phương án điều hòa, điều tiết từ các hệ thống thủy lợi lớn để bổ sung cho các diện tưới các công trình độc lập hoặc có khả năng thiếu nước.
Có thể nói, việc quản lý tốt nguồn nước tưới của các địa phương, đơn vị sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc chủ động phòng chống hạn hán, góp phần đảm bảo thắng lợi sản xuất nông nghiệp.

Mai Việt Hưng
Chi cụcThủy lợi

Các tin khác