Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Hỗ trợ phát triển nghề chế biến thủy sản truyền thống

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Nghề chế biến thủy sản tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, trong đó các mặt hàng như: nước mắm, cá khô, mực khô, ruốc… được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tuy nghề chế biến thủy sản ở các địa phương đã hình thành từ lâu đời nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất chưa chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và các kênh phân phối, tiêu thụ nên sản phẩm sản xuất còn nhiều hạn chế, sản lượng hàng năm còn ít và quy mô còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có ở địa phương.

 

Cơ sở sản xuất nước mắm Tuệ Hương tại làng nghề Cảnh Dương với quy mô 500 m2 nhà xưởng. Hàng năm, cơ sở sản xuất từ 10.000 - 12.000 lít nước mắm, 01 tấn ruốc và 1,5 tấn cá khô. Cơ sở đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 02 lao động cố định và 10 lao động thời vụ. Tuy nhiên, nhà xưởng sản xuất còn thô sơ, thiếu trang thiết bị sản xuất nên sản lượng còn thấp, mức độ đáp ứng đối với người tiêu dùng về chất lượng, an toàn thực phẩm chưa cao. Hoặc Hợp tác xã chế biến thủy sản Xuân Hồng, với sự tham gia của 10 xã viên. Sản lượng chế biến hàng năm lên đến 3.000 lít nước mắm, 24 tấn ruốc, 12 tấn cá khô, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động cố định và 20 lao động thời vụ cũng gặp khó khăn trong việc nâng cao sản lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tiêu thụ v.v…
Trên cở sở nguồn vốn của Nhà nước về việc hỗ trợ phát triển nghề chế biến nông sản, thủy sản năm 2015, vừa qua, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã hỗ trợ cơ sở chế biến nước mắm Tuệ Hương tại làng nghề Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch; cơ sở chế biến nước mắm Nguyễn Thị Dịp xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch; cơ sở chế biến cá khô Nguyễn Thị lớn xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy và Hợp tác xã chế biến thủy sản Xuân Hồng ở xã Hải Ninh, huyện Quảng ninh thực hiện : Cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm thiết bị, dụng cụ chế biến thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Bể chứa sản phẩm của cơ sở Nguyễn Thị Dịp ở xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch
Sau ba tháng thực hiện, đến nay các cơ sở trên đã hoàn thành các hạng mục như : Xây dựng hàng rào, tường ngăn cách, nâng cấp sân phơi, kho chứa muối, kho chứa sản phẩm, vật liệu bao gói và khu vực đóng chai với tổng diện tích hơn 1000 m; đúc 50 bể xi măng muối cá; mua sắm máy ép ruốc, máy xay ruốc, phi nhựa, chai lọ chứa đựng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm… đã đi vào hoạt động. Dự kiến sản lượng tăng hơn mọi năm, mang lại lợi nhuận bình quân từ 100 đến 900 triệu đồng cho một cơ sở một năm. Đây là những gương điển hình cho người dân địa phương phát triển nghề chế biến thủy sản truyền thống, vươn lên làm giàu, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.

Trần Đình Hải
Chi cục QLCL NLS & TS Quảng Bình

 

Các tin khác