Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Để có đội ngũ khuyến nông viên cơ sở vững mạnh: Cần “Chiêu hiền đãi sĩ”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Quanh năm bám đồng, bám ruộng cùng bà con nông dân, những cán bộ khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) được xem là lực lượng tiên phong trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tay nông dân. Thế nhưng, đội ngũ này vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm đúng mức; chế độ, chính sách dành cho họ vẫn chưa thật sự tương xứng với công sức lao động mà họ đã cống hiến…

 Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ KNVCS luôn sát cánh với nông dân trong hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp: tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, đưa các giống cây, con mới đến với nông dân, thông tin tuyên truyền…, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sự đầu tư cho các hoạt động khuyến nông tại cơ sở còn nhiều bất cập, nhất là trong việc huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ và chế độ phụ cấp cho đội ngũ này.
Khác với nhiều địa phương khác, hệ thống khuyến nông tỉnh ta được phân cấp quản lý theo đơn vị hành chính các cấp, bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tính đến nay toàn tỉnh có 41 cán bộ khuyến nông cấp huyện (bình quân mỗi trạm có 5 người) và 151 người/159 xã có khuyến nông viên cấp cơ sở. Lực lượng KNVCS có trình độ văn hóa, chuyên môn không đồng đều, chỉ một số ít cán bộ có trình độ đại học, còn lại đa số được đào tạo trình độ trung cấp về chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi (chiếm gần 70%). Chưa kể, phần lớn khuyến nông viên phải kiêm nhiệm việc khác (14 người), nên việc đầu tư vào hoạt động khuyến nông chưa được chuyên sâu. Ngay cả chuyên ngành đào tạo của mỗi khuyến nông viên khi áp dụng vào thực tế cũng có nhiều bất cập. Do phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên khối lượng công việc của cán bộ KNVCS quá nhiều, phải tham gia hầu hết các chương trình khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương, tiếp thu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất; tham mưu cho địa phương về việc tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi… Trong khi đó, chế độ phụ cấp cho KNVCS lại quá thấp, không được hưởng phụ cấp theo ngạch (theo bằng cấp), mức hỗ trợ không đồng nhất giữa các địa phương từ 726.000 đồng/tháng-1.210.000/tháng. Riêng huyện Bố Trạch có 6 xã và huyện Minh Hóa có 8 xã khuyến nông viên là công chức địa chính nông nghiệp, văn phòng kiêm nhiệm hưởng lương theo ngạch công chức cấp xã. Từ thực tế đó, đã có trường hợp KNVCS gặp công việc nào có thu nhập khá hơn họ sẵn sàng ra đi, vì thế, nhiều xã rơi vào tình trạng thiếu cán bộ khuyến nông, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông trong toàn tỉnh.

Khuyến nông viên xã Kim Thủy hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân


Trong thời gian tới, để thu hút được những người tâm huyết, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần có nhiều chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”. Nghị định của Chính phủ số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 về Khuyến nông quy định: Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo trình độ đào tạo; không thuộc công chức xã được hưởng phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch UBND tỉnh quy định. Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì có công chức cấp xã đối với lĩnh vực: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân nên hầu hết chưa có xã nào có công chức xã là cán bộ khuyến nông. Trước thực trạng lực lượng khuyến nông có nguy cơ thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, các xã, thị trấn cần có công chức nông nghiệp thì việc lựa chọn cán bộ có trình độ sẽ dễ dàng hơn. Đối với lực lượng cán bộ KNCS nếu là công chức xã hoặc có lương, phụ cấp tương xứng chắc chắn sẽ lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn, có tâm huyết với nghề, từ đó công tác khuyến nông sẽ đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.


Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

 

 

Các tin khác