Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Lựa chọn các mô hình quản lý công trình nước sạch và VSMTNT

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Những năm trước đây, các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh sau khi đầu tư xây dựng đều được bàn giao lại cho ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý theo các mô hình như thành lập tổ quản lý vận hành hoặc giao cho Hợp tác xã dịch vụ hoặc cộng đồng quản lý.

 Tuy nhiên những mô hình này đã bộc lộ nhiều hạn chế như: công tác quản lý, bảo vệ công trình bị buông lỏng; năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những người trực tiếp quản lý vận hành công trình chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kỹ năng nghề nghiệp; thiếu thiết bị và phương tiện kiểm tra, xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành; không được xét nghiệm, kiểm tra và giám sát của cơ quan chuyên môn về chất lượng nước; mức lương của người tham gia quản lý vận hành công trình thấp nên không gắn bó trách nhiệm với công trình… khiến cho nhiều công trình hoạt động kém hiệu quả, nhanh xuống cấp thậm chí hư hỏng không còn sử dụng được, làm lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Theo thống kê, đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh ta đã đầu tư 113 công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó có 46 công trình hoạt động hiệu quả, chiếm 40,71 %, 48 công trình hoạt động không hiệu quả, chiếm 42,48 %, 19 công trình không hoạt động, chiếm 16,81%.


Công trình nước sạch xã An Ninh do UBND xã quản lý, vận hành đã ngừng hoạt động nhiều năm nay


Trước thực trạng đó, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; phát huy tối đa công suất của các công trình đã được đầu tư, UBND tỉnh đã Ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung”.
Nội dung chính Đề án là tập trung chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn không hiệu quả hiện có trên địa bàn tỉnh sang mô hình dịch vụ thay vì bao cấp như trước đây, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân, đồng thời tạo môi trường thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đủ năng lực tham gia đầu tư cải tạo, nâng cấp và chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn. Có 02 phương thức lựa chọn đơn vị quản lý như sau: (1) Tổ chức lựa chọn doanh nghiệp đủ năng lực để giao quản lý công trình thông qua hình thức đấu thầu, đấu giá; (2) Giao cho các đơn vị quản lý theo hình thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch (thứ tự ưu tiên giao: (1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (2) Đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Ủy ban nhân dân cấp xã).
Đồng thời tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động làm thay đổi nhận thức và hành vi liên quan đến việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường và các công trình cấp nước; hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nước dưới đất, không để xảy ra tình trạng suy kiệt nguồn nước ngầm. Làm cơ sở phát triển thị trường nước sạch theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, góp phần chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Từng bước nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng sạch, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần giảm dần khoảng cách giữa nông thôn với đô thị.

 

Nguyễn Văn Hồng
Chi cục Thủy lợi

 

 

 

Các tin khác