Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Năm 2020 vừa qua đã chứng kiến những diễn biến bất thường của thiên tai trên cả nước với 16 loại hình khác nhau, trong đó có 14 cơn bão; 264 trận dông, lốc, mưa lớn ở 49 tỉnh, thành phố. Riêng tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng bởi 6 cơn bão, 2 đợt lũ trên báo động III, làm 25 người chết và thiệt hại về kinh tế trên 3.600 tỷ đồng.

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm mùa mưa, từ ngày 11-13/9/2021, do ảnh hưởng của bão số 5 (CONSON) mưa lớn đã gây ngập một số địa bàn trên toàn tỉnh. Rút kinh nghiệm của năm 2020, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Văn bản chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung.

1. Các địa phương song song với công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh covid-19, tiếp tục rà soát tất cả các phương án ứng phó thiên tai, linh hoạt cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với thiên tai phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương theo hướng phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” “ba sẵn sàng” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đặc biệt các vùng đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, trong đó tập trung các nội dung chính sau:
 - Triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực bị ngập lụt, chia cắt; tổ chức sơ tán dân ở những vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn, tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung.
- Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Có kế hoạch sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho các đội xung kích phòng chống thiên tai, 151 xã đã thành lập 151 đội xung kích với tổng lực lượng 12.359 người. Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai theo các cấp độ, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở. Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh đã chỉ đạo ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng tham gia phòng chống thiên tai.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế, khử khuẩn ... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các Thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp, lực lượng phòng chống thiên tai, phòng chống dịch.
- Tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội facebook, zalo, viber...) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điêu hành ứng phó và thông tin vê thiên tai giữa Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các xã, phường, thị trấn, thôn, ấp đế người dân biết, chủ động ứng phó; ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải khẩn trương huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” để hỗ trợ nhân dân khắc phục. Chú trọng phương án và các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh cho các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra.
3. Sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, điện lưới, hệ thống thông tin, liên lạc, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; chỉ đạo lực lượng Công an, Quân đội giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo tài sản của nhân dân. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện đế ứng cứu khi có tình huống, những nơi nguy hiểm phải có biển báo cảnh báo theo quy định.
4. Tổ chức lực lượng xung kích kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt để chủ động các biện pháp bảo vệ bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân; triển khai các lực lượng cảnh báo, canh gác tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn cho người dân đồng thời cảnh báo người dân không di chuyển qua những vùng nước ngập sâu, chảy xiết.
5. Ngay sau khi nước rút, bảo tan tiếp tục triển khai huy động lực lượng tại địa phương khấn trương khắc phục thiệt hại do mưa, lũ, bão gây ra để giúp dân ổn định cuộc sống, dọn dẹp vệ sinh môi trường vùng bị thiệt hại, ảnh hưởng sau đợt thiên tai.
6. Chỉ đạo tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên theo dõi tình hình các khu vực trọng điểm, những nơi thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở.
Với sự chuẩn bị chu đáo, phù hợp trong điều kiện dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, sự đồng sức đồng lòng, hợp đồng tác chiến chặt chẻ, chủ động của các cấp, các ngành và người dân, hy vọng mùa thiên tai năm 2021 trong điều kiện phòng, chống khác với mọi năm nhưng tỉnh Quảng Bình sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, sớm ổn định sản xuất.
 
                                                                                      Đinh Khánh Hậu
                                                                                       Chi cục Thủy lợi

Các tin khác