Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Cần chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa Hè thu

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Vụ Hè thu năm nay, toàn tỉnh thực hiện gieo cấy 14.305 ha/14.609 ha, đạt 97,9% so với kế hoạch. Trong đó huyện Quảng Trạch 3.200/3.280 ha, Quảng Ninh 3.060/3.300 ha, Ba Đồn 2.186/2.100 ha, Bố Trạch 2.214/2.300 ha, Lệ Thủy 1.177/1.199 ha, Tuyên Hóa 1.173/1.150 ha, Đồng Hới 756/804 ha, Minh Hoá 539/476 ha. Hiện nay, lúa trà đầu, trà chính vụ giai đoạn đứng cái - làm đòng, trà muộn đẻ nhánh rộ.

 Theo báo cáo của kết quả Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các đối tượng sâu bệnh đang gia tăng phát sinh gây hại trên lúa, đặc biệt như chuột, rầy nâu, lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn… Tính đến ngày 21/7/2022, diện tích lúa có chuột hại 228,5 ha, rầy lưng trắng 176 ha, sâu cuốn lá 54 ha, khô vằn 53 ha...
Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, qua điều tra theo dõi của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, chuột đang phát sinh gây hại khoảng 30 ha, tỷ lệ hại 0,5-1%, tập trung ở các xã: Vĩnh Ninh, Lương Ninh, An Ninh,...Rầy nâu, rầy lưng trắng, diện tích nhiễm 20 ha; mật độ phổ biến 100-150 con/m2, nơi cao 200-300 con/m2, tập trung ở các xã Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh, Tân Ninh,... Sâu cuốn lá nhỏ, diện tích nhiễm 20 ha, mật độ sâu phổ biến 3-5 con/m2; nơi cao 7-10 con/m2, chủ yếu tập trung ở các địa phương như Lương Ninh, An Ninh, Tân Ninh…
Tại huyện Quảng Trạch, sâu cuốn lá và rầy lưng trắng phát sinh và có chiều hướng gia tăng về mật độ và diện tích gây hại lúa. Tính đến ngày 21/7/2022, diện tích nhiễm rầy lưng trắng là 40 ha, mật độ phổ biến 150 - 300 con/m2, nơi cao 700-1000 con/m2, tập trung nhiều ở các xã Liên Trường, Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phú, Quảng Thanh… Chuột hại với diện tích 41 ha, tập trung ở Liên Trường, Quảng Thanh, Quảng Phương,... Sâu cuốn lá nhỏ 15 ha, tập trung nhiều ở các xã Quảng Phương, Quảng Thanh, Quảng Lưu, Quảng Hưng...
Để bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ Hè thu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện đã có công văn đề nghị UBND các xã chỉ đạo công chức nông nghiệp, các thôn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn bà con nông dân phát hiện sớm sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng hại lúa và triển khai chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Đối với rầy lưng trắng, sử dụng hoạt chất Cypermethrin, Pymetrozine; đối với sâu cuốn lá nhỏ, sử dụng Emamectin benzoate, Fipronil để phòng trừ. Bà con nông dân triển khai phòng trừ kịp thời khi tuổi sâu còn nhỏ (tuổi 1-3) để đạt hiệu quả cao, không để phát sinh gây hại trên diện rộng mới phòng trừ.
Dự báo thời gian tới, thời tiết thuận lợi, các đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa Hè thu. Để đảm bảo an toàn sản xuất, Chi cục khuyến cáo bà con nông dân cần tích cực thăm đồng, phát hiện sớm và triển khai phòng trừ có hiệu quả hạn chế tối đa thiệt hại vào thời kỳ đòng trổ, đảm bảo một vụ mùa bội thu.


Đặng Thảo
Chi cục Trồng trọt và BVTV

Các tin khác