Bài viết tạm thời không có.
Thủy lợi
Danh mục không tiêu đề - trái
Quy hoạch - Kế hoạch

Nông nghiệp hữu cơ- hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Với xu hướng hội nhập toàn cầu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quyết định bởi nhiều công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng, bên cạnh đó phải đảm bảo vệ sinh môi trường một cách bền vững, lâu dài.

 Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu sản xuất một cách bền vững thì phải sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Việt Nam hiện nằm trong 178 quốc gia có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, thứ 3 trong ASEAN. Cả nước có 46 tỉnh/63 tỉnh có tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, sản lượng, giá trị và chủng loại sản phẩm với diện tích khoảng 233.000 ha và huy động được 60 doanh nghiệp tham gia trực tiếp, với trên 200 hợp tác xã và 173.000 hộ nông dân. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ và phát triển chưa đồng đều.
Trong xu thế chung đó, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh QB đã xuất hiện 1 số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao.
Trước đây, ông Trần Văn Sơn ở TDP Quyết Tiến (TT nông trường Việt Trung) thường sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt khiến cho vùng đất 3ha gò đồi cạn kiệt chất dinh dưỡng và bạc màu nhanh chóng. Đặc biệt, sau mỗi vụ dưa hấu, ông Sơn phải cần đến 7 năm để phục hồi đất và quay lại trồng vụ mùa sau. Thế nhưng, từ khi ông Sơn bắt đầu trồng dưa với các loại phân bón hữu cơ (Biotima) mảnh đất này đã được phục hồi nhanh chóng, thời gian quay vòng vụ mùa được rút ngắn, đồng thời, tỷ lệ thu hoạch dưa vẫn giữ ở mức cao 35-40 tấn/ha, gián bán 15.000đ/kg, so với dùng sản xuất thông thường là 30 tấn/ha giá bán 6.000đ/kg.
Trang trại An Nông tại thôn Kéc, xã Hòa Trạch huyện Bố Trạch cũng là 1 trong số không nhiều những mô hình sản xuất nông nghiệp tại QB mạnh dạn đi theo hướng canh tác hữu cơ ngay từ ngày đầu thành lập. Với diện tích hơn 3ha trồng các loại cây ăn quả và rau củ, trang trại An Nông sử dụng bã lạc, các loại mùn gỗ, cành lá cây ủ trong môi trường ẩm ướt, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ nhiều khoáng chất, đạm và kali… Với cách làm này, nông trại đã tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh có ích phục vụ sản xuất, vừa giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ gặp những khó khăn như chi phí sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với các phương pháp thông thường hoặc mất nhiều công sức và thời gian hơn trong việc tạo ra các loại phân vi sinh và chăm sóc cây trồng. Kiên trì và bền bỉ, đó là yếu tố hàng đầu trong canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Ngoài ra chi phí để có được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ còn cao đòi đầu tư nhiều vốn do đó các cơ sở vẫn e ngại.
Để “tiếp sức” cho nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Quảng Bình đã triển khai lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, kế hoạch đang triển khai trên lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, HTX với người dân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Bình.


Trần Đình Hải
Chi cục QLCLNLS-TS

Các tin khác